Huyện Long Phú thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình hành động số 12 – CTr/HU, ngày 17/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, về thực hiện Nghị quyết số 05 – NQ/TU, ngày 02/08/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, về phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Huyện đã tập trung triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết của Tỉnh ủy; triển khai các giải pháp, chính sách kêu gọi đầu tư các dự án, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch của huyện; quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đề xuất cơ chế chính sách, khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân khởi nghiệp phát triển trong lĩnh vực du lịch; khuyến khích các cơ sở kinh doanh nâng cấp các dịch vụ kinh doanh du lịch. Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa & Thông tin, huyện Long Phú, tính từ năm 2016 đến nay, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch với nhiều hình thức, trung bình mỗi năm tuyên truyền khoảng 120 cuộc, có khoảng 25.000 người tham dự; nội dung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và lợi ích trong việc phát triển du lịch tại địa phương và giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Cồn nổi số 3 (Lý Quyên) thuộc xã Song Phụng. 05 điểm Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh và 05 chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Đặc biệt là huyện luôn duy trì việc tổ chức Giải đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer cấp huyện, vào tháng 11 hàng năm; đây là bộ môn thể thao thu hút đông đảo người hâm mộ trong và ngoài huyện đến xem và cổ vũ thu hút trên 10.000 lượt người đến xem.

Lãnh đạo Huyện ủy Long Phú, cùng các Công ty, doanh nghiệp xuống khảo sát tình hình thực tế để khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa được quan tâm thường xuyên, năm 2020, huyện được tỉnh hỗ trợ đầu tư Dự án sửa chữa Bia lưu niệm nơi đón Đoàn tù Chính trị từ Côn đảo trở về Đại Ngãi, tại thị trấn Đại Ngãi, với kinh phí trên 05 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn vận động nguồn xã hội hóa đầu tư tu bổ Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, đối với chùa Quan Âm, thị trấn Đại Ngãi (kinh phí trên 07 tỷ đồng), tu sửa Đình thần Nguyễn Trung Trực, tại ấp 1, thị trấn Long Phú, với kinh phí 450 triệu đồng. Theo lãnh đạo UBND huyện Long Phú, vào tháng 06 năm 2019, UBND tỉnh Sóc Trăng chấp thuận cho Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật Xây dựng khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch và đề xuất Dự án đầu tư Khu nghỉ dưỡng, kết hợp sân Golf ở khu đất Cồn nổi số 3 (Cồn Lý Quyên) và vùng bán ngập bao quanh thuộc xã Song Phụng với diện tích 170 ha. Đặc biệt, mới đây, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Long Phú, cùng Ban Giám đốc Công ty Dịch vụ Du lịch Vòng tròn Việt, vừa có chuyến khảo sát các điểm có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn xã Song Phụng, gồm Cồn Lý Quyên và Cống Âu Thuyền Rạch Mọp. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, Cồn Lý Quyên có diện tích 36ha thuộc ấp Phụng Tường 1, hiện Cồn có 11 hộ dân sinh sống và nằm giữa Sông Hậu, bà con chủ yếu trồng cây ăn trái và nuôi thủy sản, nơi đây rất có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam Sông Hậu (hạng mục Cống Âu Thuyền Rạch Mọp, xã Song Phụng), với tổng mức đầu tư 900 tỉ đồng. Trong đó Cống Âu Rạch Mọp, có vốn đầu tư trên 550 tỉ đồng. Dự án được khởi công từ năm 2023, đây là công trình thủy lợi có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Âu Thuyền Rạch Mọp với các hạng mục như: Cống, Âu thuyền, bờ kè, nhà quản lý, hệ thống quan trắc, giám sát. Hiện tại, đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ công trình, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024, góp phần ngăn mặn, trữ ngọt và tạo vẽ mỹ quang khang trang, thu hút du khách trong và ngoài huyện đến tham quan. Theo kinh nghiệm của những nhà chuyên môn về du lịch, huyện Long Phú rất có tiềm năng phát triển du lịch theo hướng sông nước (Du lịch đường thủy). Huyện Long Phú có thể kết hợp tour du lịch tuyến đường thủy từ Cần Thơ về Long Phú (Sóc Trăng). Nếu theo tour thì đến tham quan Cống Âu Thuyền – Rạch Mọp, sau đó đi tham quan vườn cây ăn trái tại xã Song Phụng; tham quan những khu vườn sinh thái và tận hưởng những sản phẩm đạt chuẩn OCOP và những làng nghề của địa phương; đến tham quan khu Di tích lịch sử cách mạng (Đình thần Phụng Tường), nơi có cây Bàng cổ thụ hơn 200 tuổi. Sau đó quí khách đến nghỉ dưỡng tại Cồn Lý Quyên; Về thăm Bia lưu niệm, nơi đón Đoàn tù Chính trị từ Côn đảo về Đại Ngãi, thị trấn Đại Ngãi, viếng chùa Quan Âm. Sau đó về huyện Cù Lao Dung, viếng thăm Đền thờ của Bác Hồ và giải trí với nhiều môn thể thao và tận hưởng nhiều thức ăn ngon của miển quê sông nước (Cồn nổi An Thạnh Nam). Cách đó khoảng 10 phút tàu chạy, quí khách sẽ về thăm Cảng Nước sâu, huyện Trần Đề, nơi luôn tấp nập đoàn tàu và nhiều tôm, cá. Và tiếp tục mua vé trải nghiệm tàu Cao tốc về thăm Đảo Phú Quốc (thời gian vỏn vẹn chỉ khoảng 02 tiếng đồng hồ) và sau đó mua vé máy bay về nơi đâu tùy ý thích của quý khách, và xem như được trải nghiệm một tour du lịch đầy ý nghĩa của một vùng quê hiền hòa nằm bên bờ Sông Hậu này.

Khảo sát Cống Âu thuyền – Rạch Mọp tại xã Song Phụng.
Theo lãnh đạo UBND huyện Long Phú, trong giai đoạn 2023 – 2025, huyện Long Phú tiếp tục triển khai phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp và môi trường sinh thái đặc trưng vùng miền, gắn với chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; đồng thời phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác vào phát triển kinh tế du lịch nông thôn, thông qua hình thức liên kết chuỗi giá trị du lịch hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh, gắn với phát triển du lịch nông thôn, sản phẩm OCOP và các giá trị tài nguyên văn hóa bản địa, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Đồng thời triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó, thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 08 – NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết của Tỉnh ủy, Chương trình hành động của UBND tỉnh, đồng thời thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch, để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Đặc biệt, vận động người dân đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhất là xây dựng các mô hình du lịch Homestay; du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, vườn cây ăn trái tại địa phương nhằm tạo điều kiện cho người dân được trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch và tạo nguồn thu từ du lịch; khuyến khích và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa các dự án về du lịch, thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư khai thác du lịch dọc tuyến Nam Sông Hậu thuộc địa bàn huyện Long Phú.
.1.jpg)
Đình thần Phụng Tường, Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.(nơi có cây Bàng trên 200 năm tuổi)
Phấn đấu đến năm 2025, thu hút lượng khách du lịch của huyện đạt 35.000 lượt khách/năm trong đó khách lưu trú là 10.000 lượt người; duy trì lượng khách du lịch tăng bình quân 4%/năm, và doanh thu tăng bình quân 10%/năm.
Bài và ảnh: Sóc Ca.